Các thành phần tham gia buổi lễ:
Về phía nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số các thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả ngày nay khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người đi bê tráp sẽ là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
Về phía nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật phải tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ vật:
Trầu, cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới và nữ trang cho cô dâu v.v.
Trong lễ vật của nhà trai đưa sang nhà gái còn tùy thuộc vào yếu tố kinh tế cũng như phong tục của mỗi vùng. Như ở Hà Nội lợn sữa quay là một lễ vật không thể thiếu được, nhưng ở Nghệ An và một số tỉnh miền Nam lại không cần có lễ vật này.
Thủ tục:
Rước lễ vật: Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp thật gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết cần phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của các lễ vật trong buổi lễ. Ngày xưa, người đội lễ phải khăn áo cho thật chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ để thay thế, chính vì vậy nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại như là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng chừng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thức văn hóa của dân tộc trước khi tổ chức tiệc cưới.
Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng cho nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể và chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không cần bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình nhà trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc phải có.
Cô dâu: phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào trong đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên trên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà rồi đi từng bàn để rót nước mời khách.
Nhà gái: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên trên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một chút, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và mọi người thân.
***************
NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN – Nhà hàng Buffet hải sản cao cấp và tổ chức tiệc chuyên nghiệp
(Tiệc cưới – Tiệc hội nghị – Tiệc lưu động)
Số: 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia)
Tel: 043 732 0589 / Hotline: 0904 988 999
Email: huongsen.cskh@gmail.com
Leave a Reply