Mỗi đất nước đều có những phong những lối sống và phong tục tập quán riêng để thể hiện những bản sắc riêng của mình. Nói đến ở Việt Nam trước kia trong lễ cưới hỏi thì các cô dâu chú rể lựa chọn những trang phục áo dài trong ngày cưới để thể hiện một nét văn hóa riêng của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay thì đa số các cặp đôi uyên ương hay lựa chọn những bộ váy cưới gọn nhẹ của các nước phương tây để thể hiện một phong cách hiện đại tuy nhiên bên cạnh đó thì trình tự lễ cưới hỏi vẫn mang một nét riêng biệt theo phong cách truyền thống của con người Viêt Nam. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu qua về trình tự lễ cưới hỏi theo phong cách truyền thống của Việt Nam. Những cô dâu chú rể nào chưa hiểu rõ hoặc chưa hiểu hết về trình tự lễ cưới hỏi theo phong cách truyền thống thì các bạn có thể tham khảo để có thể tổ chức một đám cưới thật ấn tượng theo mong muốn của mình.
1. Lễ xin dâu là nghi lễ đầu trong trình tự lễ cưới hỏi
Hầu như trong đám cưới nào cũng đều có lễ xin dâu. đây là một nghi lễ cưới hỏi được diễn ra trước khi đến giờ đón dâu. Khi gia đình nhà chú rể thì bên gia đình nhà trai sẽ đem đến nhà gái cơ trầu để làm sính lễ để xin. Còn bên nhà gái sẽ nhận sính lễ đấy rồi để lên bàn thờ gia tiên để thắp hương. Đây là một nghi lễ truyền thống đã có từ lâu đời. Tuy nhiên hiện nay thì nhiều gia đình đã gộp lễ đón dâu và lễ xin dâu làm một để tiết kiệm thời gian trong ngày cưới.
2. Màn chào hỏi và tuyên bố lý do
Khi đã kết thúc lễ xin dâu thì nhà trai và nhà gái cùng với những người họ hàng thân thích sẽ ngồi với nhau để giới thiệu và nói chuyện. Hai bên gia đình cử người đại diện lên để nói chuyện bày tỏ nguyện vọng của hai bên gia đình.
3. Cô dâu ra mắt
Khi hai gia đình đã phát biểu xong thì lúc này chú rể sẽ được lên phòng của cô dâu và đón cô dâu xuống chào họ hàng và ra mắt tất cả mọi người. Khi cô dâu xuống ra mắt thì cô dâu và chú rể sẽ thắp hương bàn thờ gia tiên của gia đình rồi cả cô dâu chú rể sẽ đi mời nước họ hàng cả hai bên.
4. Làm lễ ra mắt cô dâu và tiến hành hôn lễ ở bên gia đình nhà trai
Khi cô dâu đã được đưa về nhà trai để tiến hành đám cưới chính thức. Khi đến bên gia đình nhà trai thì cô dâu sẽ được hướng dẫn cách thắp hương trên bàn thờ gia tiên của nhà trai để trở thành một thành viên chính thức trong gia đình. Khi đã xong thì nhà trai và nhà gái cũng cử người đại diện đứng lên phát biểu và bày tỏ nguyện vọng của hai bên gia đình. Khi đã xong thì cô dâu chú rể đi mời nước cho những họ hàng bạn bè có mặt trong buổi lễ đấy để thể hiện lòng cảm kích biết ơn của mình đến với khách mời khi họ đã dành thời gian tình cảm tham gia lễ cưới của mình.
Tiếp đó đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu chú rể lên phòng tân hôn của mình. Một số gia đình còn chuẩn bị cả nghi lễ trải giường tân hôn để hy vọng cô dâu và chú rể sau này sẽ sống với nhau thuận hòa và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
5. Một số công việc còn lại
Khi mọi nghi lễ cưới hỏi đã được tiến hành xong thì cô dâu chú rể hãy nhớ lời gửi lời cảm ơn đến những vị khách mời tham gia đông đủ trong ngày cưới của mình.
Khi tổ chức tiệc cưới kết thúc thì cô dâu chú rể có thể tranh thủ chụp ảnh cùng với những người họ hàng thân quen hoặc là những người bạn bè thân thiết của mình để lưu giữ được những hình ảnh ấn tượng trong ngày cưới của mình.
Trên đây là một số trình tự lễ cưới hỏi theo phong cách truyền thống các cô dâu chú rể có thể tham khảo và sắp xếp các công việc một cách hợp lý trong ngày cưới của mình.
Leave a Reply