Việc cô dâu và các phù dâu vận trang phục giống nhau trong ngày tổ chức lễ cưới bắt nguồn từ quan niệm là điều này khiến quỷ dữ không thể tìm ra đâu là cô dâu thật để bỏ bùa.
Đại bộ phận các “thầy” ở Mỹ đều cho rằng thứ Bảy là “ngày đẹp” thích hợp cho việc tổ chức đám cưới. Các “thầy” Anh thì quan niệm ngược lại.
Việc cô dâu chú rể trao cho nhau nụ hôn vào cuối buổi lễ tổ chức cưới có nguồn gốc từ xa xưa khi đôi tân hôn đầu tiên thực hiện chuyện ấy trước sự chứng kiến của một nửa số dân trong làng.
Xuất phát từ quan điểm của người Ai Cập cổ đại, rằng ngón áp út tay trái là điểm thẳng nhất dẫn đến trái tim, nên nó luôn được dùng để đeo nhẫn đính hôn hoặc nhẫn cưới.
Cô dâu và phụ dâu mặc giống nhau để quỷ dữ không thể bỏ bùa cô dâu thật
Có lẽ màu trắng của váy cưới đã được khai sinh bởi nữ hoàng Victoria khi bà vận chiếc váy cưới trắng muốt trong lễ cưới với hoàng tử Albert.
Đã có thời người ta tin rằng các loài chim thường tìm bạn tình của mình vào ngày 14-2, và bồ câu thường chỉ kết bạn một lần trong đời nên tới giờ ở các nước phương tây chúng vẫn được coi là biểu tượng của lòng chung thủy.
Việc nhìn thấy lợn, thằn lằn hay một ngôi mộ bỏ dở trên đường tới buổi lễ, hay nghe thấy tiếng quạ kêu buổi sớm trong ngày thành hôn, trong văn hoá của người Mỹ, đều được coi là biểu trưng của đen đủi. Bên cạnh đó, có lẽ do thầy tu hay các bà xơ luôn gắn liền với nghèo đói và luôn gắn liền với nghèo đói và “công quả” nên cũng chẳng ai muốn nhìn thấy dù chỉ là bóng dáng của họ vào ngày cưới của mình.
Ở Rome vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau công nguyên, bánh thường được ném vào người hoặc bẻ phía trên đầu cô dâu. Hành động này mang ý nghĩa chúc cho đôi bạn trẻ một cuộc sống no đủ, hạnh phúc trong tương lai. Ngày nay, nó đã được thay thế bởi nghi lễ cắt bánh cưới. Kiểu dáng của chiếc bánh cưới ba tầng hiện đại được lấy cảm hứng từ các đường xoắn ốc ở nhà thờ Saint Bride’s Cake ở London, Anh.
Theo truyền thống, các cô dâu thường phải đi vào nhà mới của mình qua cửa trước. Oái oăm thay nếu cô dâu nào chẳng mây sẩy chân vấp ngã thì điều này bị coi là điềm gở. Bởi vậy nên tập tục bế cô dâu qua ngưỡng cửa để vào nhà đã ra đời.
Tập tục tặng nhẫn đính hôn kim cương bắt nguồn từ việc vua Maximilan đã tặng Mary ở Burgundy vào năm 1447 như là vật biểu trưng cho tình yêu của ông với bà.
Người dân thành Venice đã phổ biến tập tục này trong suốt thế kỷ 15. Bởi kim cương là chất liệu cứng và bền nhất trong tự nhiên nên việc tặng nhẫn kim cương mang ý nghĩa mong muốn có một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc bền bỉ.
Với người phương Tây, tháng sáu là tháng thích hợp nhất cho việc tổ chức tiệc cưới có lẽ bởi nó được đặt tên theo thần Juno, vợ của thần Jupiter, người có trách nhiệm trông coi công việc sinh nở và hạnh phúc gia đình của nhân gian.
_______________
NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN – Nhà hàng Buffet hải sản cao cấp và tổ chức tiệc chuyên nghiệp
(Tiệc cưới – Tiệc hội nghị – Tiệc lưu động)
Số: 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia)
Tel: 043 732 0589 / Hotline: 0904 988 999
Email: huongsen.cskh@gmail.com
Leave a Reply