Với người Thái, uống rượu không thể thiếu trong sinh hoạt cũng như lễ hội, cưới xin. Hòa trong rượu là tình người, tình yêu của đôi lứa, tình yêu bản mường. Khách đến nhà phải có mâm cơm và chén rượu; cúng lễ, cưới xin hay lên nhà mới… là sẽ có rượu nâng, rượu mời.
Đám cưới sẽ có thể là hai hình thức đón dâu và đón rể. Được gọi gộp lại là ‘xú phau, xú mía’. Rượu trong đám cưới chính là rượu đông vui nhất để mừng hạnh phúc cho lứa đôi. Cưới to hay cưới nhỏ là tùy thuộc vào hoàn cảnh của 2 gia đình. Nhà nghèo thì mổ gà và mổ lợn. Nhà có thì mổ trâu, mổ bò và các loại đặc sản khác do nhà trai lo liệu.
Cô dâu chú rể nhìn nhau say đắm
Cách mời và bài trí của người thái cũng như lên nhà mới. Sau khi cúng ông bà, tổ tiên xong thì mọi người cùng ngồi vào mâm rượu. Người chủ đứng giữa nhà, chắp hai tay trước ngực mời mọi người nâng chén để chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu và chú rể, cho gia đình họ hàng nội ngoại đôi bên. Tiếng Thái gọi đây là ‘quám cáo pông hặc pông chaư’ (chén rượu đầu tiên của gia chủ mời, bắt buộc phải uống cạn). Uống xong phải dơ chén ra dốc ngược xuống, nếu còn giọt rượu rỏ xuống dưới mâm thì người đó bị phạt uống 1 hoặc 2 chén tiếp.
Khi tâm hồn mọi người đã bay bổng trong hơi men, tiệc rượu sẽ chuyển sang vừa uống vừa hát. Đây được coi là hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được trong lễ cưới. Nội dung các bài hát cưới được tập trung kể về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai bên ‘tản hặc, tản chaư’. Sau mỗi bài hát, mọi người lại cùng nhau nâng chén uống cạn chúc mừng. Cô dâu chú rể cũng sẽ nhận được những lời hát chúc mừng vừa có tính giáo dục, vừa có tính căn dặn trách nhiệm của lứa đôi.
Một khung cảnh rất độc đáo của đôi uyên ương
Sau mỗi giai đoạn hát mừng, sẽ lại có hình thức vui khác để mời và thách đố nhau uống rượu. Còn có tục ‘kin lẩu pín buống’ (uống rượu quay thìa). Một mâm rượu được chia thành nhiều tốp: 6 đến 8 người một tốp. Cái thìa được đặt lên chiếc đĩa. Một người cầm cái đũa đánh thật mạnh vào cán thìa, chiếc thìa quay tít, khi dừng lại, cán thìa chỉ vào ai thì người đó sẽ phải uống; có thể uống 1, hoặc 2 chén tùy theo quy ước từ trước. Uống cạn rượu, mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.
Dụng cụ để uống rất đa dạng. Thông thường là bằng những chiếc chén hoa hồng, chén loại nhỏ gọi là ‘chén mắt trâu’. Có nơi thì lại uống bằng ‘thuổi choóng’ ( bát ăn cơm ). Dù chén hay bát đều phải rót đầy và phải uống cạn như đã quy ước.
Niềm hạnh phúc tột đỉnh cùng một nụ hôn ngọt ngào
Khách ở bản xa đến, gia chủ phải có trách nhiệm cõng, dìu hoặc đưa về nhà. Trong dân gian còn lưu truyền một câu chuyện hài: Có chàng rể cõng bố vợ về nhà, đi qua suối bị trượt chân, bố vợ bị rơi xuống nước, chàng rể lo lắng, loay hoay mãi mới vực được bố vợ lên và đi tiếp. Đến nhà mọi người lại rất vui vẻ, cùng nhau khen ngợi người say và người đã có công: Thế mới gọi là đi uống rượu cưới chứ!
***************
NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN – Nhà hàng Buffet hải sản cao cấp và tổ chức tiệc chuyên nghiệp
(Tiệc cưới – Tiệc hội nghị – Tiệc lưu động)
Số: 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia)
Tel: 043 732 0589 / Hotline: 0904 988 999
Email: huongsen.cskh@gmail.com
Leave a Reply