Có thể nói, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự hứa hôn của gia đình hai họ. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hôn nhân .Giờ Nhà Hàng Hương Sen sẽ cùng bạn đi qua một chút về vấn đề này
Mô hình lễ ăn hỏi trong xã hội Việt Nam như sau:
Về thành phần tham dự
-Về nhà trai : Đại diện gia đình, chủ rể,họ hàng, một số nam thanh niên chưa vợ sẽ bê tráp sang nhà gái, số người bê tráp sẽ là số lẻ, 5 , 7 hoặc 9…
– Nhà gái : Ông bà (nếu còn), bố mẹ, anh chị em ruột cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân thiết. Ngoài ra còn có những cô gái chưa chồng có trách nhiệm đỡ tráp từ các nam thanh niên bên nhà trai, sau đó họ sẽ trao cho nhau các phong bao lì xì vì để tránh bị “mất duyên”.
Về lễ vật:
1. 01 buồng cau tươi
2. Bánh cốm: khoảng 200 chiếc
3. Hạt sen: 2kg
4. Chè: 2kg
5. Rượu:2 chai
6. Thuốc lá:2 tút
7. Bánh xu xê (phu thê): 200 hoặc 20 chiếc
8. Phong bì tiền : 1-2 chiếc
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền của nước ta; tất nhiên, chất lượng và số lượng sẽ tằng hoặc giảm thì tùy thuộc vào năng lực tài chính của từng gia đình. Về lễ vật cho dịp này, cần phải tránh xu hướng cực đoan (khôi phục tục lệ thách cưới hay thách cưới trá hình) cũng như nhà trai không có lễ vật để dẫn cưới.
Ý nghĩa của các lễ vật : thể hiện lòng biết ơn của gia đình nhà trai đối với công ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách khác : nhà trai bỗng dưng có được thêm người con gái, còn nhà gái thì ngược lại.Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự tôn trọng,quý mến của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Bê Tráp : Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp thật thẩm mỹ và gọn gàng,và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ),có như vậy mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Dù dùng phương tiện đi lại là gì đi nữa thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m để sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái.
Trang phục cô dâu chú rể : trang phục của cô dâu (có thể là một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong đám cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội khác sau này). Nếu kinh tế nhà trai khá giả có thể sắm cho cô dâu tương lai một trong những đồ trang sức như : hoa tai,vòng,xuyến… Chú rể thì mặc comple,đeo cravat.
Tiếp khách : Vì đây là một nghi lễ quan trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do công việc chủ yếu của nghi lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị đám cưới, nên nhà gái không cần bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà.
Trách nhiệm của nàng dâu : Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể đến đón hoặc cha mẹ gọi ra. Sau đó phải thưa với tổ tiên về ngày vui của mình bằng cách thắp hương lên bàn thờ . Sau đó cô dâu sẽ đi từng bàn rót trà mời khách.
Về nhà gái : sau khi nhận lễ và đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ một ít trong đồ lễ để “lại quả”. Cần lưu ý rằng đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp thì phải để ngửa, không được úp tráp.
Biếu trầu: Từ xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dùng các lễ vật nhà trai mang đến ,chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho hàng xóm láng giềng,bạn bè,họ hàng,… ý nghĩa của việc này là sự thông báo : Cô gái đã có nơi có chốn.
***************
NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN – Nhà hàng Buffet hải sản cao cấp và tổ chức tiệc chuyên nghiệp
(Tiệc cưới – Tiệc hội nghị – Tiệc lưu động)
Số: 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia)
Tel: 043 732 0589 / Hotline: 0904 988 999
Email: huongsen.cskh@gmail.com
Leave a Reply