• Đính hôn, bỏ trầu và lễ hỏi:
Sau khi hai bên nhà trai và nhà gái thỏa thuận việc dựng vợ gã chồng cho con mình, nhà trai phải làm “lễ diện nhạn”, đây là một tục cưới của người Huế. Trước khi làm lễ này, phải có một khay cau trầu rượu để xin trình bày lý do, vì phong tục của người Việt Nam “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngày nay không có cặp nhạn, mà trau cầu, bánh trái và trà rượu để nhà gái biếu bà con bạn bè cho biết con gái mình đã được định nơi chốn. Một chiếc nhẫn đeo vào tay của người con gái, gọi là nhẫn đính hôn. Nhà trai, nhà gái đều gửi thiếp cho các bạn bè. Thiếp ấy được gọi là thiếp đính hôn trước ngày tổ chức lễ cưới.
• Lễ cưới:
Định một ngày lành tháng tốt, nhà trai đem tiền bạc(tệ) và các lễ vật (sính) đến nhà gái để xin cưới người con gái ấy cho con trai mình về làm vợ. Lễ này thường được gọi là lễ cưới gồm có nạp lễ, nên nghi thức rườm rà hơn lễ đính hôn. Những lễ vật đưa đến nhà gái phải kể đến quan trọng nhất là cặp đèn sáp lớn để thắp vào bàn thờ buổi hôn lễ. Mâm cau, trầu, rượu, đồ trang sức cho cô dâu, bánh trái và tiền bạc đều để lên bàn trước bàn thờ. Trình diện cô dâu, cô dâu sẽ được đeo nữ trang. Dâu rể lạy bàn thờ, cha mẹ nhắc nhở cô dâu, quà biếu trong ngày lễ này. Nhà gái còn mời họ nhà trai ăn uống khi đưa dâu xong.
• Lễ cúng tơ hồng
Cúng lễ này thường được diễn ra ở nhà gái. Đúng giờ, nhà trai sẽ vào nhà gái để làm thủ tục trình giờ nạp lễ xong. Nhà gái mời nhà trai vào nhà, bàn giá thú được bày sẵn ở giữa sân. Người chủ hôn từ phía họ nhà trai sẽ mặc áo rộng địa xanh, đội khăn đóng, dùng dao bửa quả cau ra làm hai lấy một lá trầu quệt vôi rồi đặt vào dĩa dâng lên trên bàn thờ, đứng vào chiếu lạy, châm đèn đốt nhang rồi vái lạy để cảm ơn Nguyệt Lão xe duyên, đôi khi có đọc văn tế. Chỉ có người chủ hôn mới lạy cám ơn Nguyệt Lão mà thôi.
Sau khi hoàn tất lễ cúng tơ hồng, tứ thân phụ mẫu làm lễ yết gia tiên nhà gái. Đôi nam nữ vái lạy gia tiên và cha mẹ mình để về nhà chồng.
• Rước dâu
Trước ngày cưới khoảng chừng mười ngày, nửa tháng, nhà trai sang nhà gái để bàn chuyện tổ chức đám cưới sao cho được chu toàn, gọi là “Thọ ngôn”. Lễ thọ ngôn chỉ có cau trầu rượu. Mọi thủ tục giờ giấc được bàn bạc rất cụ thể, chặt chẽ. Sau khi làm lễ tơ hồng xong, cúng gia tiên ở nhà gái xong, đến giờ rước dâu về với nhà chồng. Gái về nhà chồng phải thật đúng giờ gọi là giờ nhập trạch – là giờ hoàng đạo (giờ tốt), về làm dâu sẽ thuận lợi tốt đẹp. Trật giờ, sinh lắm các chuyện không hay.
***************
NHÀ HÀNG HƯƠNG SEN – Nhà hàng Buffet hải sản cao cấp và tổ chức tiệc chuyên nghiệp
(Tiệc cưới – Tiệc hội nghị – Tiệc lưu động)
Số: 269 Đỗ Đức Dục – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nội (cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia)
Tel: 043 732 0589 / Hotline: 0904 988 999
Email: huongsen.cskh@gmail.com
Leave a Reply